Sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ là một phương pháp được khá nhiều người áp dụng và có hiệu quả tương đối tốt. Khi dùng nguyên liệu này đúng cách có thể giúp người bệnh tiêu viêm, giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
6 cách dùng lá lốt chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà
Lá lốt không chỉ được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc quý để điều trị các bệnh lý như viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa, các vấn đề về tiêu hóa trong đó có bệnh trĩ. Việc sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ có thể giúp giảm ngứa, tiêu viêm, giảm sưng và chống phù nề, đau rát khu vực hậu môn, trực tràng.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ (loại tươi và tinh bột) – Chi tiết
- Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi đơn giản tại nhà
- Top 14 thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả phổ biến nhất hiện nay
Theo các nghiên cứu, trong lá lốt có chứa hoạt chất flavonoid, có thể thúc đẩy được quá trình phục hồi tĩnh mạch hậu môn, giúp thu nhỏ búi trĩ, cải thiện tình trạng sa búi trĩ. Do vậy, khi dùng nguyên liệu này thường xuyên có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Dưới đây là 6 cách trị bệnh trĩ bằng lá lốt mà các bạn có thể áp dụng.
1. Dùng lá lốt để ngâm rửa và xông hơi
Trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất có thể cải thiện được triệu chứng của bệnh trĩ, ngăn ngừa tình trạng chảy máu sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, việc dùng lá lốt để ngâm rửa vùng hậu môn có thể phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm tác động của bệnh đối với sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó cho lá lốt đã chuẩn bị vào và đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút.
- Sử dụng nước lá lốt để xông hơi vùng hậu môn trong vòng 15 phút.
- Sau khi xông hơi xong, bạn có thể lấy luôn phần nước đã nguội để ngâm rửa.
- Nên áp dụng cách xông hơi ngâm rửa này khoảng 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện.
2. Kết hợp lá lốt và nghệ để xông hơi
Nghệ cũng là nguyên liệu có tác dụng chống viêm là cách chữa bệnh trĩ phổ biến, hiệu quả. Trong nghệ có hoạt chất curcumin làm giảm sưng, kháng viêm búi trĩ, từ đó bảo vệ thành mạch và giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể kết hợp lá lốt và nghệ để sử dụng cải thiện các triệu chứng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 củ nghệ tươi, 100gr lá lốt đã rửa sạch và thái nhỏ.
- Đun sôi 2 lít nước sau đó cho nghệ cùng lá lốt đã chuẩn bị vào ấu tiếp trong vòng 5 phút.
- Sau khi vệ sinh sạch hậu môn, bạn sử dụng hỗn hợp nước trên để tiến hành xông hơi.
- Khi nước đã nguội, nên lấy để rửa lại vùng hậu môn trực tràng.
3. Muối biển và lá lốt chữa bệnh trĩ
Muối biển có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, khử trùng rất hiệu quả. Hơn nữa, muối biển còn chứa nhiều khoáng chất có thể giúp phục hồi các tổn thương mô ở niêm mạc trực tràng, hậu môn. Do vậy, khi kết hợp với lá lốt có thể làm tăng cường công dụng giảm ngứa, sưng viêm và làm sạch hậu môn rất tốt.
Ngoài ra, cách điều trị này còn giúp làm mềm ống hậu môn, ngăn ngừa tổn thương ở búi trĩ, từ đó giúp người bệnh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng một nắm lá lốt rồi ngâm rửa với muối sau đó cho vào nồi nước sôi đun trong khoảng 5 phút.
- Đổ nước ra chậu, pha thêm với 1 thìa muối biển rồi dùng rửa hậu môn từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, nên rửa sau khi đi đại tiện.
4. Uống nước lá lốt chữa trĩ
Uống trực tiếp nước lá lốt tươi cũng là phương pháp chữa bệnh trĩ đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, cách điều trị này còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, giảm viêm và cải thiện triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện:
- Sử dụng từ 10gr lá lốt khô hoặc 20gr lá lốt tươi cho vào ấm, đun với 500ml nước cho đến khi cạn còn một nửa.
- Lọc lấy nước lá lốt, chia nước làm 3 phần và dùng để uống sau các bữa ăn.
5. Kết hợp lá lốt và ngải cứu chữa bệnh trĩ
Ngải cứu cũng là nguyên liệu được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nhờ có tác dụng cầm máu, làm bền thành mạch và giảm tính thấm của mao mạch. Khi kết hợp lá lốt với ngải cứu sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu, viêm đỏ, ngứa ngáy, phù nề và đau rát do bệnh trĩ gây ra.
Cách thực hiện:
- Ngâm lá lốt với ngải cứu theo lượng bằng nhau vào nước muối loãng rồi rửa sạch.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó cho hỗn hợp lá vào đun nhỏ lửa trong 15 phút.
- Để nước nguội bớt sau đó dùng ngâm rửa hậu môn.
- Nên ngâm rửa với nước lá lốt ngải cứu 2 lần mỗi ngày.
6. Lá trầu không với lá lốt
Sự kết hợp giữa lá lốt và lá trầu không rất thích hợp cho người bị trĩ ngoại. Trong lá trầu không có chứa Eugenol – Một hoạt chất có tác dụng gây tê, làm mát, giảm đau tại chỗ. Ngoài ra, nhờ hàm lượng tinh dầu rất cao nên trầu có thể ức chế được sự phát triển của vi khuẩn ở hậu môn.
Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau có thể cải thiện được tình trạng khó chịu, ngứa ngáy, đau rát liên quan đến bệnh trĩ. Ngoài ra, cách dùng lá lốt chữa bệnh trĩ kết hợp trầu không này còn giúp làm lành tổn thương vùng hậu môn, trực tràng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 lá trầu không và một nắm lá lốt, rửa sạch, ngâm nước muối.
- Đun sôi từ 2 đến 3 lít nước rồi vò nhẹ hai loại lá trên, cho vào nồi đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.
- Người bệnh đổ nước ra chậu, khi nguội bớt có thể dùng ngâm rửa hậu môn.
- Nên thực hiện phương pháp này từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để có được tác dụng tốt nhất.
Lưu ý khi tận dụng lá lốt chữa bệnh trĩ
Thông thường, phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt sẽ áp dụng tốt nhất cho người bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng mới xuất hiện và ít nguy cơ biến chứng.
Xem thêm:
- Cách chuyển tiền hiệu quả, được nhiều người áp dụng hiện nay
- Cách trị ho tại nhà cực đơn giản, bạn nên áp dụng ngay
Trong trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng, không đáp ứng điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên thì cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị tích cực. Ngoài ra, khi sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không nên dùng lá lốt để đắp trực tiếp lên búi trĩ vì có thể gây nóng, rát da và kích ứng hậu môn.
- Cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi áp dụng cách điều trị này để tránh nguy cơ bị bội nhiễm.
- Bạn cần chọn lá lốt sạch, không chứa hóa chất bảo quản và ngâm rửa với nước muối loãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Do dược tính của lá lốt yếu nên thời gian tác dụng điều trị của nguyên liệu này rất chậm. Vì thế, nếu muốn áp dụng cách trị bệnh này, bạn cần phải hết sức kiên trì.
- Trong quá trình dùng, nếu bạn bị kích ứng, dị ứng da, cần phải dừng áp dụng các biện pháp này và trao đổi với bác sĩ.
- Người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, nên uống nhiều nước, đi đại tiện thường xuyên để giảm nguy cơ bệnh nặng hơn
Trên đây là các cách dùng lá lốt chữa bệnh trĩ có thể áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn đầu. Phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên để điều trị an toàn nên tác dụng chậm. Vì thế, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.
Tổng hợp: meovat247.net