Trà gừng, trà hoa nhài, trà tâm sen,… là một số loại trà trị mất ngủ từ thảo mộc có tác dụng thanh tâm giáng hỏa, loại bỏ độc tố giúp cơ thể thư giãn, giảm hồi hộp âu lo, từ đó dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Dưới đây là 11 loại trà trị mất ngủ được sử dụng phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng.
Mất ngủ uống trà gì? Gợi ý 11 thức trà chữa bệnh mất ngủ
Tình trạng mất ngủ, giấc ngủ chập chờn sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như rối loạn tiền đình, rối loạn âu lo, thậm chí là trầm cảm.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh vô cùng hiệu quả
- Cách dùng tim sen trị mất ngủ đơn giản ngay tại nhà mà hiệu quả
- 5 cách chữa mất ngủ bằng mật ong hiệu quả nên áp dụng
Bên cạnh thiết lập thói ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh thì việc sử dụng trà thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm an thần cũng là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ là mẹo dân gian chữa mất ngủ được nhiều người lựa chọn. Bạn băn khoăn trà nào uống dễ ngủ, câu trả lời sẽ được tìm thấy dưới đây:
Trà tâm sen – Thức trà chữa mất ngủ quen thuộc
Theo YHCT, tâm sen hay tim sen có tính hàn, tác dụng trấn kinh, an thần rất tốt. Sử dụng trà tim sen là cách được nhiều người lựa chọn để ngủ ngon, dễ ngủ hơn, giấc ngủ sâu và hạn chế bị tỉnh giấc nửa đêm.
Để có tách trà tim sen thơm ngon bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Cho từ 3 – 5g tâm sen đã được phơi khô vào ấm
- Thêm lượng nước sôi nhỏ để tráng sơ, đổ bỏ nước đầu
- Thêm 250ml – 350ml nước sôi, hãm trong khoảng 10 – 12 phút
- Sử dụng trà khi còn ấm.
- Thời gian uống trà tâm sen để đạt hiệu quả tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng.
Ngủ ngon hơn với trà gừng mật ong
Không chỉ là gia vị góp mặt trong những món ăn ngon, cả gừng và mật ong đều được biết tới là vị thuốc Nam sở hữu nhiều dược tính quý.
Một tách trà gừng mật ong ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn. Cách pha trà đơn giản như sau:
- Gừng 1 củ, cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng cho dễ uống
- Cho gừng vào tách sau đó đổ thêm 200ml nước sôi già vào
- Hãm trong khoảng 8 – 10 phút cho dược tính của gừng ngấm vào nước. Thêm 5 – 7 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- Khuấy đều cho các tinh chất của thảo dược hòa quyện vào nhau. Sử dụng trà khi còn ấm để đạt hiệu quả.
Trà hoa hòe giúp giảm mất ngủ, trằn trọc nửa đêm
Khi nhắc tới những loại trà trị mất ngủ không thể bỏ qua trà hoa hòe. Loại trà này mùi thơm nhẹ, tính hàn, nhấp môi có vị đắng nhẹ có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm dày thành mạch, giảm thẩm thấu cho mao mạch, cầm máu và hạ huyết áp. Bởi lẽ đó, loại trà này được sử dụng xử lý chứng mất ngủ ở những người bị cao huyết áp.
Cách pha trà hoa hòe điều trị bệnh mất ngủ:
- Chuẩn bị khoảng 25g – 30g nụ hoa hòe đã được phơi sấy khô
- Thêm 300ml nước ấm, tráng sơ và loại đi nước đầu
- Thêm 200ml nước sôi vào ấm, hãm trà trong khoảng 7 – 10 phút
- Gạn bã trà và sử dụng nước trà khi còn ấm.
Trà lạc tiên điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Cây lạc tiên là vị thuốc Nam có tác dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể và tác dụng an thần rất tốt. Đây là vị thảo dược quen thuộc được nhân dân Việt sử dụng trong các bài thuốc điều trị mất ngủ, chống suy nhược thần kinh.
Cách pha trà lạc tiên được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 16g lạc tiên khô sau đó cho vào tách
- Thêm 1 ít nước ấm để tráng qua trà, loại bỏ nước đầu tiên
- Thêm 350ml nước sôi vào ấm và hãm khoảng 7 – 10 phút
- Bỏ bã trà, thêm chút đường hoặc mật ong và khuấy đều
- Sử dụng trà khi còn ấm và nên uống trà trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.
Giảm chứng mất ngủ, khó ngủ với trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Đặc biệt, loại trà này không chứa caffeine như trà xanh hay trà ô long. Trà có vị ngọt nhẹ, mùi thơm thoang thoảng của hoa cúc tạo cảm giác dễ chịu ngay lần đầu nhâm nhi. Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, hương thơm nhẹ nhàng từ trà hoa cúc mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu giải tỏa mọi căng thẳng, lo âu.
Cách pha trà hoa cúc chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ rất đơn giản:
- Sử dụng khoảng 10g hoa cúc khô cho 150ml nước
- Đổ 1 chút nước ấm vào để tráng trà, lắc đều và đổ phần nước này đi.
- Thêm nước ở nhiệt độ 85 độ C, hãm trà trong khoảng 6 phút là có thể uống được.
- Sử dụng trà khi còn ấm để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon cũng như hấp thụ hết dược tính của trà.
Trà hương thảo – Trà trị mất ngủ với mùi thơm đặc biệt
Hương thảo là loại thảo dược có mùi thơm rất đặc trưng và được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y. Trà hương thảo sở hữu hương vị và mùi thơm vô cùng đặc biệt, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, thư giãn não bộ; từ đó cải thiện đáng kể cả chất và lượng của giấc ngủ.
Cách pha trà trị mất ngủ từ hương thảo được tiến hành các bước như sau:
- Dùng khoảng 5 – 10g lá hương thảo khô sau đó cho vào ly
- Đổ thêm 300 – 450ml nước sôi hãm trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút
- Loại bỏ xác trà sau đó thêm 1 ít đường hoặc tốt nhất nên sử dụng mật ong nguyên chất.
- Khuấy đều và thưởng trà khi còn ấm.
Lưu ý: Trà hương thảo có thể phản ứng với một số thành phần của thuốc đông máu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc lợi tiểu. Vì vậy nếu đang sử dụng những loại thuốc này, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng trà hương thảo điều trị bệnh mất ngủ.
Uống trà bạc hà giải tỏa căng thẳng, ngủ sâu giấc hơn
Tương tự như trà hoa cúc, trong trà bạc hà hầu như cũng không chứa caffeine như một số loại trà thông thường. Ngược lại, loại trà này chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương, thư giãn não bộ.
Để giảm chứng mất ngủ, giải tỏa căng thẳng bạn có thể thực hiện pha trà theo bước sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: lá bạc hà (có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô)
- Hãm lá bạc hà với khoảng 350ml nước sôi trong khoảng 7 – 10 phút
- Sử dụng trà khi còn ấm, thêm chút đường để tăng hương vị.
Trà nghệ điều trị chứng mất ngủ kinh niên
Trà nghệ là loại trà thảo mộc trị mất ngủ kinh niên ở người trung niên và người cao tuổi. Nghệ được biết tới là thảo dược với những công dụng chống viêm, giảm đau, phục hồi lở loét đại tràng. Ngoài ra, vị thuốc này còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Các bước để có một tách trà nghệ trị mất ngủ:
- Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào ly
- Đổ thêm 350ml nước sôi vào sau đó khuấy đều
- Thêm 1 ít mật ong hoặc sữa tươi, sử dụng trà khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt. Bạn nên uống trà nghệ sau bữa tối 1 – 2 tiếng để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn với trà hoa nhài
Hoa nhài với vị đắng, tính bình, tác dụng giải độc, hoạt huyết là vị thuốc quý trong Đông y. Thảo dược này được sử dụng trong các bài thuốc điều trị huyết áp cao, bầm tím. Ngoài ra, hoa nhài với hương thơm dễ chịu còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có công dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ. Các bước pha trà hoa nhài chữa mất ngủ:
- Sử dụng khoảng 15 – 20g hoa nhài đã được sấy khô vào tách
- Thêm 200 – 350ml nước sôi, hãm trà từ 10 – 12 phút
- Thêm 1 ít đường phèn và sử dụng trà khi còn ấm.
Xem thêm:
- Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
- Cách chữa đau răng hiệu quả bằng nguyên liệu sẵn có tại nhà
Trà từ quả la hán hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
Trước khi đi ngủ, uống một tách trà la hán quả để giảm các triệu chứng hô hấp, mệt mỏi, tránh gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra loại trà này cũng giúp tăng cường thể trạng, tạo hàng rào bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Các bước pha trà la hán quả trị mất ngủ:
- Mỗi lần dùng 1 – 2 quả la hán, thái mỏng
- Cho vào tách, chế thêm khoảng 250ml nước sôi
- Thêm khoảng 3 – 4 thìa mật ong nguyên chất để tăng hương vị và hiệu quả
- Khuấy đều và sử dụng trà khi còn ấm.
Trà hoa vàng trị mất ngủ
Trà hoa vàng khi uống có vị ngọt thanh, tính bình, quy vào kinh tâm, can, thận. Bên cạnh những công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y, trà hoa vàng còn được xếp vào những loại trà trị mất ngủ cực tốt.
Cách pha và sử dụng kim hoa trà để ngủ ngon:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 ấm thủy tinh, 5 – 10 bông kim hoa trà
- Cho kim hoa trà vào ấm, thêm 250ml nước sôi khoảng 85 độ C. Thêm chút muối trắng để giữ cho cánh hoa được đẹp.
- Thời gian hãm trà trong khoảng 10 phút. Trà hoa vàng có mùi thơm mát, vị ngọt thanh, không chứa độc tố, phù hợp với mọi đối tượng.
Trà cam thảo trị chứng mất ngủ kéo dài
Uống 1 tách trà cam thảo ấm trước khi đi ngủ giúp thư giãn não bộ, giúp ngủ dễ hơn, sâu giấc hơn. Ngoài ra, trà cam thảo còn có tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ như: đau họng, hắt hơi, ho… các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp.
Các bước pha trà cam thảo làm giảm chứng mất ngủ:
- Lấy khoảng 10 – 15g rễ cam thảo sau đó thái lát, sấy khô
- Hãm với 300ml nước sôi trong khoảng 12 – 15 phút
- Vớt bỏ bã, thêm 1 ít đường khuấy đều và sử dụng trà
- Mỗi ngày bạn nên sử dụng 2 ly trà cam thảo vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt.
Lưu ý khi sử dụng trà trị mất ngủ
Sử dụng trà thảo mộc điều trị mất ngủ tại nhà được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn, hầu như ai cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng trà, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Tác dụng của mỗi loại trà tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người. Do đó, trà có thể phù hợp với người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người kia. Sau 1 thời gian dài sử dụng mà không thấy tiến triển bạn nên dừng và chuyển sang biện pháp điều trị khác.
- Trước khi hãm trà các nguyên liệu cần được sơ chế kỹ lưỡng, loại bỏ bụi bẩn cũng như độc tố. Bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín để mua thảo dược để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
- Nếu bạn đang điều trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ bằng thuốc Tây cần hỏi ý kiến bác sĩ về mức độ an toàn khi uống trà thảo mộc song song. Một số thành phần trong thuốc Tây có thể phản ứng với thành phần trà gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
- Bên cạnh việc sử dụng trà bạn nên thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học. Tránh tình trạng “ngủ ngày cày đêm” hay lạm dụng các chất kích thích.
- Uống trà thảo mộc trị mất ngủ chỉ có tác dụng và phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp mất ngủ kéo dài dai dẳng và liên tục gây suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ người bệnh cần tới các cơ sở y tế thăm khám và nhận phác đồ điều trị hợp lý.
Bạn đọc cũng cần lưu ý, các loại trà thảo dược có tác dụng cải thiện giấc ngủ nhưng không thể điều trị dứt điểm mất ngủ. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng trà kết hợp với phương pháp điều trị tích cực để có được hiệu quả cao nhất. Trà thảo dược thường có hàm lượng dược tính rất thấp, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Để giải quyết dứt điểm tình trạng mất ngủ, người bệnh có thể kết hợp dùng trà thảo dược và sử dụng các loại thuốc đặc trị, có dược tính cao loại bỏ dứt điểm căn nguyên gây mất ngủ.