Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng. Vậy cà tím có công dụng gì, cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím ra sao, hiệu quả của phương pháp này thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Công dụng chữa nhiệt miệng của cà tím
Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, có thành phần dinh dưỡng gồm 92% nước, 5.5% glucid, 1.3% protid và 0.2% lipid. Ngoài ra, cà tím còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B12, PP, C, Kali, Photpho, Magie, lưu huỳnh, Canxi, Mangan, Kẽm, Đồng… Đây là loại thực phẩm chứa một lượng lớn chất xơ, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hoạt chất có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Tham khảo thêm:
- Chữa nhiệt miệng bằng cây thuốc dân gian hiệu quả – mẹo hay
- Rau ngót chữa nhiệt miệng có thật sự hiệu quả không?
- [Review] 10 thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả nhanh – an toàn nhất
Cà tím là loại nông sản có nguồn gốc từ Ấn Độ, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích, loại thực phẩm này còn được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng. Công dụng của cà tím trong hỗ trợ điều trị nhiệt miệng có thể kể đến như:
- Theo Đông Y, cà tím được ghi chép trong các y văn cổ và trong bản thảo cương mục với tính năng cực hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giáng hỏa, thanh can, chỉ huyết, lợi tiểu, hóa đàm. Trong khi đó, theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng là do nóng trong, nhiệt độc tích tụ, ăn nhiều đồ cay nóng thức ăn nhiều dầu mỡ. Việc sử dụng một thực phẩm có tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giáng hỏa như cà tím sẽ rất tốt để cân bằng cơ thể, cải thiện tình trạng nhiệt miệng.
- Ngoài ra, cà tím còn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin A, C,E, B6, B12, PP… Việc thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Do đó, sử dụng cà tím có thể bổ sung dưỡng chất, nhất là các vitamin cho cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng đáng kể.
Không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, cà tím còn thuộc nhóm rau quả có tác dụng giải độc, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, chống phù nề… Sử dụng cà tím đúng cách sẽ giúp bảo vệ tim mạch, giảm lượng lipid và cholesterol trong máu, chữa viêm phế quản cấp, viêm gan vàng da, táo bón… Ngoài ra, cà tím còn được sử dụng để chữa sâu răng, viêm lợi có mủ, giúp bảo vệ răng chắc, sạch, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị hôi miệng theo kinh nghiệm dân gian.
Cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím đơn giản theo mẹo dân gian
Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng là cách điều trị theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng do cách làm đơn giản, nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm dễ áp dụng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím sao cho an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo gợi ý sau đây:
Nguyên liệu:
- 2 quả cà tím (nên chọn quả chín vừa, không quá già, không quá non)
Cách thực hiện:
- Cà tím cắt bỏ phần cuống, để vỏ, rửa sạch, cắt thành lát mỏng
- Cho cà vào nồi, thêm lượng nước lọc vừa đủ, đun sôi trong 10 phút
- Sau đó chắt lấy nước, bỏ bã.
Hướng dẫn sử dụng:
- Đối với trường hợp mới bị nhiệt miệng: Nên uống 1 lần/ngày, dùng khi nước còn ấm, không sử dụng khi nước sắc từ cà tím đã nguội đi. Sử dụng 1 bát/ngày, kiên trì trong nhiều ngày để vết loét nhiệt miệng nhanh lành.
- Đối với trường hợp vết loét sâu, nặng: Nên dùng 3 lần/ngày, mỗi 1 lần 1 bát nước sắc từ cà tím, uống khi nước còn ấm, kiên trì trong nhiều ngày để tình trạng đau rát, khó chịu ở vết loét nhiệt miệng được cải thiện đồng thời giúp vết loét se lại.
Ngoài ra, để dễ uống và tăng hiệu quả, bạn có thể ngậm thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào buổi chiều hoặc buổi tối sau khi dùng nước cà tím. Sau khi ngậm mật ong thì cần súc lại bằng nước sạch, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, khi chữa nhiệt miệng bằng cà tím, chúng ta cần giữ nguyên vỏ vì trong vỏ cà có chứa một lượng lớn vitamin, rất tốt cho sức khỏe.
Chữa nhiệt miệng bằng cà tím có thật sự hiệu quả?
Chữa nhiệt miệng bằng cà tím có thật sự hiệu quả, có nên áp dụng hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, dùng cà tím chữa nhiệt miệng chỉ là phương pháp được truyền miệng trong dân gian. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm thấy hoạt chất có tác dụng thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng trong cà tím, cũng không có nghiên cứu nào có thể khẳng định rằng cà tím có thể chữa được nhiệt miệng.
Xem thêm:
- Cách chữa đau răng hiệu quả bằng nguyên liệu sẵn có tại nhà
- Cách chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả cho bạn tham khảo
Sở dĩ phương pháp này được nhiều người biết đến và áp dụng là do nguyên liệu quen thuộc, cách làm đơn giản. Hơn nữa, theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do nóng trong gây ra, chỉ cần sử dụng các thực phẩm tính mát, tính hàn, giàu dưỡng chất là có thể thúc đẩy làm lành vết nhiệt miệng. Đặc biệt, nhiều người không biết rằng, cà tím hơi độc, việc sử dụng cà tím không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng, gây ngộ độc solanin, làm gia tăng nguy cơ sỏi thận.
Nhìn chung, với thắc mắc chữa nhiệt miệng bằng cà tím có thật sự hiệu quả hay không thì câu trả lời chính là không. Cà tím chỉ có tác dụng với trường hợp nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa, cách thực hiện, thói quen chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống của mỗi người. Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, vết loét nhiệt miệng có thể tự khỏi trong 2 – 3 tuần sau khi xuất hiện và sẽ nhanh khỏi hơn nếu người bệnh có chế độ chăm sóc phù hợp.
Một số lưu ý khi dùng cà tím chữa nhiệt miệng
Như đã đề cập, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào chứng minh rằng cà tím có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Chúng ta chỉ nên áp dụng cách làm này dưới dạng phương pháp hỗ trợ để giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng chưa hẳn là phương pháp an toàn, do đó, khi áp dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cà tím có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có chứa một chất là solanine, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây kích thích trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Không chỉ vậy, cà tím còn chứa một lượng lớn nicotine, chỉ nên sử dụng cà tím 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần chỉ ăn khoảng 100 – 200g nhằm tránh ngộ độc.
- Không nên uống nước ép cà tím vì sẽ rất dễ bị ngộ độc, các biểu hiện thường gặp là rối loạn nhịp tim, buồn nôn và nôn, nóng rát cổ họng. Bên cạnh đó, trong cà tím còn chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa, có thể gây hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà. Vì vậy, chúng ta phải nấu cà tím chín kỹ trước khi sử dụng, thận trọng nếu thuộc cơ địa dễ dị ứng.
- Không nên đun cà tím ở nhiệt độ quá cao vì có thể làm thất thoát các dưỡng chất có trong thực phẩm này, có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà.
- Không sử dụng cà tím cho người bị thiếu sắt, người cơ thể hay yếu mệt, bị hen suyễn, mắc bệnh thận, hay bị thấp khớp, đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh.
- Người thể chất hư hàn nên tránh ăn, dùng nước sắc từ cà tím đặc biệt là vào thời điểm cuối thu sang đông vì lúc này tính hàn của cà tương đối cao, dễ gây ra hiện tượng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Có thể thấy, cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc. Nếu bạn bị nhiệt miệng kéo dài hơn 3 tuần hoặc vết nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.