Thay vì sử dụng thuốc Tây để giảm thiểu triệu chứng ho, người bệnh có thể áp dụng cách trị ho bằng tỏi dưới đây để cải thiện bệnh mà không lo tác dụng phụ về sau.
Tác dụng của tỏi trong việc chữa ho
Tỏi có tính ấm, vị hăng có tác dụng làm ấm và đào thải độc tố thường được dùng để điều trị các triệu chứng ho, sổ mũi,… liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm.
Xem thêm:
- 5+ cách trị ho bằng mật ong rất nhạy bạn không nên bỏ qua
- Bật mí 6 cách trị ho bằng chanh đơn giản, hiệu quả cao!
- Bật mí 6 cách trị ho bằng gừng tại nhà hiệu quả bất ngờ
Không chỉ riêng Đông y, lợi ích của tỏi đối với sức khỏe từ xưa đến nay vẫn đang được giới Y học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng. Cụ thể, trong dịch cúm của ở Nga vào năm 1965, dân chúng đã sử dụng tỏi như vị thuốc tự nhiên để điều trị và phòng ngừa dịch cúm, cải thiện triệu chứng ho.
Bên cạnh đó, vào năm 1950, bác sĩ J. Klosa người Đức đã dùng tỏi để chữa ho và giúp làm dịu triệu chứng đau nhức cuống họng cho bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ Irvin Ziment – California đã nhận thấy tỏi có tác dụng làm bệnh nhân bớt ho, đồng thời giúp làm long đờm, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, tạo cảm giác dễ chịu.
Sở dĩ tỏi giúp chữa ho và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy chính là nhờ các thành phần hóa học có trong tỏi như:
- Allicin: Được xem như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, allicin giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, có thể ngừa bệnh và giúp làm bệnh mau lành.
- Liallyl Sulfide: Có tác dụng tương đương như một loại kháng sinh, Liallyl Sulfide giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính và đẩy lùi tác nhân gây bệnh tim mạch.
- Ajoene: Với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và phòng chống nhiều bệnh ung thư khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt chất có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể, đặc biệt là tế bào màng ngoài khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Ngoài các thành phần nêu trên, tỏi còn chứa lượng lớn vitamin bao gồm vitamin A, C, B, PP, D và các thành phần khác như fitoxterin, polisaccarit, idrad carbon,… Những hoạt chất này cũng có công dụng trong việc hỗ trợ giảm viêm, làm dịu cổ họng và cải thiện ho.
4 cách trị ho bằng tỏi hiệu quả nhanh
Nhìn chung, các cách trị ho tại nhà bằng tỏi đã xuất hiện từ rất nhiều năm về trước. Những phương pháp tự nhiên này không gây phản ứng phụ mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Và điều đặc biệt nổi bật của các bài thuốc này là có thể dùng trị ho cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Để làm dịu và xua tan cơn ngứa ở vòm họng, giúp giảm nhanh cơn ho, người bệnh có thể áp dụng những cách trị ho bằng tỏi dưới đây:
Dùng tỏi và mật ong để trị ho
Không chỉ riêng tỏi, mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn, đồng thời có tính làm lành tổn thương ở niêm mạc họng. Chính vì vậy, khi kết hợp tỏi với mật ong giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh.
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Tỏi đem bóc vỏi, đập dập hoặc giã nát
- Sau đó, thêm vào một ít mật ong và tiến hành hấp cách thủy
- Sau khoảng 20 phút, lấy hỗn hợp ra và để nguội
- Mỗi ngày cho bệnh nhân uống 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê
Với cách trị ho bằng tỏi và mật ong, bệnh nhân chỉ cần kiên trì sử dụng liên tục vài ngày, triệu chứng ho, ngứa rát và khó chịu ở cổ họng sẽ giảm dần. Không những thế, bài thuốc này còn giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa nhiễm bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng tỏi ngâm mật ong để cải thiện ho.
Làm sữa tỏi trị ho
Sữa tỏi là thức uống tự nhiên thường được dùng để cải thiện các vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, viêm khớp, tim mạch,… trong đó có triệu chứng ho. Người bệnh có thể cải thiện bệnh dựa theo công thức sau:
- Sử dụng 5 củ tỏi, bóc vỏ và thái thành từng lát mỏng hoặc có thể đập dập. Cách làm này giúp giải phóng các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong tỏi.
- Tiếp đến, cho tỏi và 1 lượng sữa nhất định khoảng 250 ml vào nồi, đun sôi cho chín tỏi
- Sau đó, lọc lấy phần sữa, bỏ phần tỏi rồi thêm 2 muỗng mật ong và uống khi còn ấm
Để cách trị ho bằng tỏi và sữa tươi mang lại kết quả điều trị như mong đợi, bệnh nhân nên uống khoảng 200 – 250 ml sữa tỏi mỗi ngày. Có thể uống một lần hoặc chia làm 2 – 3 lần, uống trong ngày. Tốt nhất nên uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu giảm dần.
Ngoài ra, nếu không muốn nấu tỏi trong sữa tươi, người bệnh có thể ngâm tỏi đã đập dập trong sữa khoảng 2 tiếng để hoạt chất trong tỏi giải phóng và hòa tan vào sữa. Sau đó, lọc lấy sữa có thể không hoặc thêm một ít tinh bột nghệ vào uống, giúp điều trị ho.
Xem thêm:
- Mẹo chữa mất ngủ dân gian từ những nguyên liệu dễ kiếm
- Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Mẹo trị ho bằng tỏi nướng
+ Cách thực hiện sau đây:
- Dùng một củ tỏi ta, bọc trong giấy bạc và nướng trên bếp than
- Sau đó, lấy một tép tỏi nướng, giã nhuyễn và hòa với nước ấm rồi uống
Mỗi ngày, người bệnh nên uống 1 lần nước tỏi nướng và uống thường xuyên cho đến khi cơn ho có dấu hiệu thuyên giảm.
Lưu ý: Trong quá trình nướng tỏi, bệnh nhân không nên để tỏi bị cháy, tránh gây độc. Liều lượng tỏi dùng chữa bệnh ho có thể gia giảm tùy thuộc vào độ tuổi. Cụ thể, nếu điều trị ho ở trẻ em, phụ huynh chỉ cần sử dụng 1/2 tép tỏi cũng giúp phát huy tác dụng trị liệu.
Dùng tỏi và giấm
Giấm có tác dụng sát trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên. Đồng thời, các hoạt chất chống oxy hóa trong giấm giúp giảm ngứa rát và hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, giảm cảm giác đau họng.
+ Cách làm như sau:
- Dùng 10 gram tỏi, bóc vỏ và cho vào bình thủy tinh
- Sau đó, đổ ngập giấm và ngâm khoảng 1 tuần
Mỗi khi cổ họng có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy và buồn ho, người bệnh chỉ cần lấy 1 tép tỏi ngâm giấm, thái lát mỏng và ngậm trong miệng 15 phút. Lúc này, cảm giác đau rát ở họng sẽ dịu làm, giúp giảm ho.
Các cách trị ho bằng tỏi nêu trên có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ho. Tuy nhiên, trong trường hợp ho dai dẳng, kéo dài và các biện pháp điều trị từ tỏi không mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.