Mắc xương cá chắc chắn là trải nghiệm mà chúng ta khó có thể quên được, và ai cũng sẽ trải qua trong đời. Vì thế hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm cách chữa hóc xương cá tại nhà để xử lý nhanh trong trường hợp này nhé. Xương cá rất nhỏ và có thể dễ dàng bị bỏ sót khi chúng ta chế biến hay khi nhai, vì thế hóc xương cá ở các em nhỏ là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết nhanh chóng sự cố này cũng như không để lại hậu quả nghiêm trọng, cùng tìm hiểu về những lưu ý khi bị hóc xương cá tại nhà.
Nhận biết hóc xương cá
Mắc xương cá chắc chắn là trải nghiệm mà ai cũng từng gặp trong đời
Những dạng hóc xương cá
Hóc xương cá: hóc xương trong quá trình ăn uống, có thể là xương vụn nhưng vẫn vướng vào cổ họng, gây trầy cổ họng hoặc chảy máu. Đặc biệt với những loại xương sắc dài có thể khiến thực quản bị tổn thương khiến bệnh nhân sốt nhiễm trùng.
Hóc xương giả: không hóc xương nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác nuốt đau, nuốt vướng nhưng không sốt, vẫn ăn uống bình thường.
Hóc thật nhưng dị vật đã trôi đi: tình trạng xương cá sau khi kẹt ở cổ họng đã tự trôi đi nhưng vẫn gây tổn thương cho cuống họng, khiến chúng ta vẫn cảm thấy đau khi ăn uống. Trường hợp này bạn cũng nên cẩn thận vì nếu vết loét không thể tự lành từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Biểu hiện của hóc xương cá
- Cảm thấy có dị vật xuất hiện ở cổ họng gây cảm giác khó chịu, nhói nhẹ hay châm chích trong cổ họng
- Đau nhói ở họng, khó nuốt hoặc đau khi nuốt, ho khó chịu.
- Luôn có cảm giác vướng vướng, khó thở.
Những cách trị hóc xương cá
Khi phát hiện những triệu chứng của hóc xương cá, nên ngừng việc ăn và khạc hết thức ăn ra khỏi miệng. Sau đó áp dụng một trong những phương pháp sau:
Súc họng bằng nước lọc
Ngậm một ngụm nước lọc vào miệng, ngửa đầu ra sau, thè lưỡi ra ngoài và kêu “aaaaa” liên tục. Việc này sẽ khiến nước lọc trôi vào cuống họng hoặc theo nước ra khỏi miệng và vùng họng. Sục họng liên tục 3-4 lần đến khi cảm thấy thoải mái hơn.
Súc miệng bằng dầu ô-liu
Nuốt dầu oliu có thể khiến cuống họng trơn hơn và từ đó xương cá có thể dễ dàng trôi tuột xuống. Nếu vẫn chưa xuống thì bạn có thể ho thật mạnh để rung chuyển cổ họng, khiến chúng văng ra ngoài hoặc trôi xuống họng.
Ngậm viên C sủi hay viên vitamin C
Phương pháp này có thể thực hiện với những trẻ em trên 2 tuổi. Vitamin C khi tác dụng với xương cá sẽ làm cho xương mềm ra giúp bạn dễ dàng nuốt theo nước bọt. Ngoài ra vitamin C còn có thành phần kháng viêm, giảm đau giúp làm giảm triệu chứng khó chịu và xoa dịu cho cuống họng đang thương tổn.
Ngậm và nuốt dần soda
Đây là phương pháp được ứng dụng trong y học, khi một số sinh viên ngành y đã sử dụng các loại đồ uống có ga như coca cola hoặc soda để chữa cho những người mắc kẹt thức ăn trong cổ họng.
Cũng giống như nước, soda có thể làm cổ họng trơn hơn và áp lực nước có thể khiến xương cá trôi đi. Hoặc nếu không, khi chúng đến dạ dày sẽ khiến dạ dày của bạn giải phóng khí ra bên ngoài giúp làm rã xương hoặc tạo ra áp lực có thể đẩy các xương bị mắc kẹt ra khỏi cuống họng.
Đẩy bụng và vỗ lưng khi bị hóc xương cá
Phương pháp này có thể áp dụng với tất cả dị vật bị mắc kẹt ở cuống họng trong quá trình ăn uống. Một người lớn có thể dùng dùng hai tay vòng từ phía sau lưng ra trước bụng, cố định vòng eo rồi đẩy lên và kéo mạnh liên tục để tăng áp lực đẩy xương cá ra ngoài. Có thể kết hợp với vỗ lưng, khạc nhổ để phun chiếc xương cá ra ngoài.
Cẩn thận với các phương pháp trị hóc xương cá sai cách
Dùng 2 tay móc họng
Tự ý dùng tay móc họng khi mắc xương cá là việc vô cùng nguy hiểm, có thể khiến vị trí xương cá xô lệch làm chúng trôi sâu hơn hoặc đâm vào thực quản gây tổn thương hoặc viêm thực quản.
Nuốt một dị vật to hơn
Nhiều người thường áp dụng phương pháp nuốt 1 dị vật to như cơm, chuối vào cổ họng để chèn ép xương cá trôi xuống. Nhưng nếu đó là xương cá to, dài hoặc sắc nhọn thì phương pháp này sẽ khiến tình trạng học xương trầm trọng hơn, xương cá có thể đâm thủng vào mạch máu hoặc cơm/ chuối rơi xuống động mạch gây nghẹt thở.
Mặc kệ nó
Một số người sau khi mắc xương cá, tuy khó chịu nhưng họ vẫn cố gắng chịu đựng và nghĩ sau 1 thời gian thì chỗ xương đó sẽ tự động bị phân hủy. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu xương cá không được loại bỏ đúng cách sẽ gây nên những triệu chứng viêm nhiễm, thường sau 1 đến 2 ngày. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng cổ bị đau khi hoạt động, uống nước cũng đau, không ăn uống được, tăng tiết nước bọt.
Những phương pháp được khuyến nghị trong bài viết chỉ áp dụng với những loại xương cá nhỏ. Nếu xương cá to và bén nhọn hoặc đã thực hiện những phương pháp lấy xương cá nhưng không thành công, bạn nên đến bác sĩ để được xử lý. Lúc này bác sĩ sẽ khám cổ họng và giúp bạn lấy dị vật ra, nhưng nếu không phát hiện xương, bác sĩ sẽ nội soi hoặc chụp phim Xquang để xác định vị trí của xương sau đó sẽ dùng dụng cụ để gắp ra.