Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là cách làm phổ biến được nhiều người lựa chọn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 cách sử dụng mật ong để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng đem lại hiệu quả nhanh chóng có thể áp dụng ngay tại nhà.
5 cách hỗ trợ chữa nhiệt miệng bằng mật ong bạn phải biết
Trong mật ong có chứa thành phần Hydroperoxide tự nhiên giúp khử trùng, kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng giảm nhiệt miệng nhờ khả năng tái tạo mô, thúc đẩy chữa lành vết thương lên đến 97%. Ngoài ra, mật ong còn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như Kali, sắt, kẽm,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Tham khảo thêm:
- Chữa nhiệt miệng bằng cà tím dễ dàng nhờ mẹo hay dân gian
- Chữa nhiệt miệng bằng cây thuốc dân gian hiệu quả – mẹo hay
- Rau ngót chữa nhiệt miệng có thật sự hiệu quả không?
Dưới đây là 5 cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà để bạn tham khảo:
1. Nên chữa nhiệt miệng bằng mật ong như nào? Thoa lên vết lở
Cách sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng đơn giản nhất đó là bôi trực tiếp lên vết lở. Trước khi bôi, bạn cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ khu vực miệng bị nhiệt.
Chuẩn bị: Tăm bông, mật ong.
Cách thực hiện:
- Sử dụng tăm bông nhúng vào mật ong rồi thấm nhẹ nhiều lần lên các vết nhiệt để mật ong thẩm thấu sâu vào vết thương.
- Giữ nguyên trong khoảng 5 phút rồi súc miệng bằng nước ấm.
- Tần suất thực hiện phù hợp là 2 – 3 lần/ngày và bạn nên duy trì cách làm này trong vòng 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
Lưu ý: Bạn có thể dùng tay để thoa trực tiếp mật ong lên vết loét nhưng trước đó, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Nên chữa nhiệt miệng bằng mật ong như nào? Thoa trực tiếp lên vết lở
2. Súc miệng với mật ong
Ngoài cách thoa trực tiếp lên vết thương, bạn có thể dùng mật ong để súc miệng. Cách làm này cũng rất đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Thông thường, vết nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn sau 3 ngày.
Cách thực hiện:
- Trước tiên, ngậm mật ong trong miệng và đảo đều nhiều lần xung quanh vùng vết nhiệt trong vòng 1 – 2 phút.
- Sau đó, bạn nhổ bỏ hoặc nuốt mật ong đều được.
- Cuối cùng, bạn phải súc miệng lại với nước sạch sau khi thực hiện.
3. Kết hợp mật ong với rau ngót
Theo Đông Y, một trong những công dụng của rau ngót nhất định phải kể tới đó là mát huyết, giải độc, rất phù hợp để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, lá rau ngót còn chứa các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, Canxi, Photpho, Protit, Gluxit, các axit Amin,… giúp tăng khả năng đề kháng.
Chuẩn bị: Rau ngót, mật ong, tăm bông.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá rau ngót, để ráo nước rồi giã nát.
- Chắt lấy phần nước cốt rồi trộn với một lượng mật ong vừa đủ.
- Nhúng tăm bông vào hỗn hợp rau ngót – mật ong rồi thoa đều nhẹ nhàng lên các vết loét trong miệng.
- Chờ trong khoảng 3 – 5 phút cho các dưỡng chất ngấm vào vết thương rồi súc miệng lại với nước sạch.
- Bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để tình trạng nhiệt miệng sớm được cải thiện.
Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai.
4. Sử dụng hỗn hợp mật ong và tinh bột nghệ để trị nhiệt miệng
Bột nghệ và mật ong đều là hai nguyên liệu có tính kháng khuẩn cao và giúp lành vết thương nhanh chóng. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn có thể kết hợp cả hai với nhau để đem lại hiệu quả chữa trị cao.
Chuẩn bị: Mật ong, bột nghệ, tăm bông.
Cách thực hiện:
- Trộn hỗn hợp mật ong và bột nghệ theo tỉ lệ 1:2 và khuấy đều.
- Dùng tăm bông chấm hỗn hợp này lên các vết loét trong miệng và giữ nguyên trong vòng 2 – 3 phút.
- Súc miệng với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng.
- Bạn nên áp dụng cách làm này khoảng 3 lần trong ngày để giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy, chóng khỏi bệnh.
5. Uống nước trái cây pha mật ong
Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong pha với nước trái cây không chỉ giúp các vết loét miệng chóng lành mà còn có công dụng giải nhiệt, bổ sung vitamin C và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát.
Xem thêm:
- Cách chữa đau răng hiệu quả bằng nguyên liệu sẵn có tại nhà
- Cách chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả cho bạn tham khảo
Chuẩn bị: Hoa quả tươi (ví dụ như cam, cà rốt, bưởi,…), mật ong.
Cách thực hiện:
- Ép lấy nước hoa quả tươi và pha với một lượng mật ong phù hợp với khẩu vị, sau đó uống trực tiếp.
- Bạn nên áp dụng cách làm này hàng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng
Sau đây là một số vấn đề bạn cần biết khi áo dụng cách hỗ trợ chữa nhiệt miệng bằng mật ong:
- Đối với vết lở loét càng nhỏ, thời gian vết thương lành càng nhanh. Với vết loét lớn, thời gian hồi phục sẽ chậm hơn. Do đó, tùy vào tình trạng bệnh, bạn cần kiên trì thực hiện liên tục để đạt được kết quả mong muốn.
- Bên cạnh việc sử dụng mật ong, bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách để tăng hiệu quả điều trị nhiệt miệng.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây,… để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, gây ra nhiệt miệng.
- Trong trường hợp tự chữa nhiệt miệng tại nhà mà mãi không khỏi, bạn nên đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được khám bệnh và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc sử dụng mật ong, bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách
Trên đây là 5 cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đem lại hiệu quả cao nếu bạn kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp các phương pháp chăm sóc bản thân khác để cải thiện và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.