Giá đỗ là một loại thực phẩm quen thuộc chứa nhiều chất dinh dưỡng cực có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế rất nhiều người chọn cách làm giá đõ tại nhà để phục vụ cho những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình làm giá đỗ chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề băn khoăn cần giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn câu hỏi thường gặp khi làm giá đỗ tại nhà.
Lợi ích đặc biệt của giá đỗ đối với sức khỏe
- Giảm căng thẳng
Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh giá đỗ có hiệu quả tiềm ẩn trong việc giúp cơ thể làm giảm căng thẳng, lo âu nhờ các sinh chất flavonoid. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đăng trên tạp chí Food & Function còn cho thấy việc cho chuột ăn nhiều giá đỗ sẽ làm tăng mức melatonin – một loại hormone có tác dụng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và cải thiện tâm trạng.
- Bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh
Các nghiên cứu đã cho thấy folate có trong giá đỗ có hiệu quả trong việc hỗ trợ thị lực luôn khỏe mạnh.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành
Một báo cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng Cộng đồng Hoa Kỳ, vitamin K chứa trong giá đỗ giúp làm giảm sự phát triển các bệnh tim mạch. Loại vitamin này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đông máu, giúp ức chế sự tích tụ canxi trong mạch máu.
Nghiên cứu báo cáo rằng tình trạng canxi tích tụ trong động mạch vành (CAC) là một triệu chứng của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, vitamin K có thể giúp giảm thiểu cũng như làm chậm quá trình phát triển của nó. Trong một cuộc thử nghiệm, những người được yêu cầu bổ sung vitamin K có dấu hiệu giảm khoảng 6% nguy cơ gây bệnh động mạch vành (CAC).
- Hỗ trợ hệ miễn dịch
Vitamin C và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Trong khi đó, giá đỗ cung cấp lượng lớn chất sắt cho cả nam và nữ. Nó có tác dụng giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Giúp xương luôn chắc khỏe
Mangan – một khoáng chất chứa trong giá đỗ rất có lợi trong việc xây dựng cấu trúc xương luôn bền và chắc khỏe. Đặc biệt, khi mangan kết hợp cùng với canxi, vitamin D, magiê, kẽm, đồng và boron, các khoáng chất này rất hiệu quả trong việc cải thiện khối lượng xương cũng như sự bền chắc của xương ở cơ thể phụ nữ, nhờ đó giúp cơ thể giảm nguy cơ loãng xương.
Những câu hỏi thường gặp khi làm giá đỗ tại nhà
1. Làm giá đỗ mấy ngày được ăn?
Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi tiến hành làm giá đỗ tại nhà. Tùy thuộc vào chất lượng hạt đậu, cách chăm sóc cũng như kích thước của giá đỗ mà bạn mong muốn mà số ngày làm giá đỗ có thể khác nhau. Tuy nhiên trung bình khoảng 2-3 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được những mẻ giá tươi ngon, chất lượng rồi.
2. Tại sao làm giá đỗ bị nhiều rễ?
Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến cho giá đỗ bị nhiều rễ, rễ dài và không mập
- Cung cấp nước thường xuyên cho giá đỗ là việc làm cần thiết, tuy nhiên có thể do bạn tưới nước không đúng cách khiến cho nước chảy quá nhanh và không thể đọng lại cho mầm đậu hút vào nuôi thân.
- Khi bắt đầu nảy mầm, giá đỗ cần phải được nén tốt, chính vì thế, nếu giá đỗ của bạn có nhiều rễ đồng thời không đượcmập như mong muốn thì rất có thể quá trình nén chưa được đảm bảo. Nguyên tắc cơ bản là giá đỗ cần được nén chặt để phần thân giá phát triển chứ không phải rễ và lá mầm
- Khi làm giá đỗ, bạn không để ở nơi khô thoáng và có ánh sáng hợp lý vì thế giá mới không phát triển phần thân và lá đồng thời đầu giá mới trắng đẹp.
3. Nguyên nhân làm giá đỗ bị thối
Nguyên nhân thứ 1: Do chất lượng hạt đỗ không được đảm bảo, hạt để quá lâu, quá trình bảo quản không tốt làm giảm lượng dinh dưỡng trong phôi hạt. Khi chọn hạt các bạn cần lưu ý chọn các hạt mẩy, đều, không bị sâu mọt, không nhiễm nấm mốc…
Nguyên nhân thứ 2: Do quá trình ngâm hạt chưa đúng kỹ thuật và không phù hợp với điều kiện sản xuất.
Nguyên nhân thứ 3: Do chất lượng nước sử dụng ngâm và ủ hạt không đảm bảo. Nguồn nước có nấm khuẩn khiến mầm bị thối…
Nguyên nhân thứ 4: Do sự tích tụ của nấm khuẩn gây bệnh tồn tại trong các dụng cụ chuyên dùng ủ hạt.
Nguyên nhân thứ 5: Do sự sinh nhiệt trong khi ủ giá và quá trình tưới – rửa giá không phù hợp khiến sự lưu thông khí kém dẫn đến khả năng hô hấp của hạt không được thuận lợi.
4. Dùng nước vôi trong có xử lý được tình trạng nấm khuẩn gây thối nhũn giá không?
Vôi có tính kiềm, có chứa Canxi dạng Ca2+, thế nhưng nếu lạm dụng trong quá trình làm giá càng khiến chất lượng giá, sản lượng giá giảm sút, gây ngộ độc canxi.
5. Nguyên nhân nào khiến giá đỗ bị đắng?
Giá đỗ bị đắng hoặc bị tím đều có cùng một nguyên nhân đó là giá bị gặp ánh sáng trực tiếp. Cụ thể, trong quá trình ủ giá có thể bạn đã để giá ở nơi bị ánh sáng chiếu vào hoặc trong quá trình nảy mầm, bạn thường xuyên mở ra xem nhiều lần. Chính vì vậy, để tránh giá có vị đắng bạn cần chú ý để giá trong tối hoặc che đậy cẩn thận, không để ánh sáng lọt vào và việc mở giá ra xem nhiều lần sẽ khiến ánh sáng vào.
6. Bảo quản giá đỗ thế nào để tươi lâu và không bị thâm?
Cách 1: Bảo quản giá bằng túi khóa kéo
Với cách bảo quản này, các bạn tuyệt đối không được rửa giá vì khi rửa giá sẽ bị mọng nước dễ dẫn đến nhanh thâm và nhanh bị ủng nước. Sau đó, bạn cho giá đỗ vào túi khóa kéo, tuy nhiên, không nên nhét đầy quá vì sẽ nhanh hỏng. Cuối cùng, bạn châm 2-3 lỗ nhỏ gần miệng túi để giúp cho giá hạn chế bị úng rồi đem chúng bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này giúp cho giá đỗ có thể để được 1-3 ngày.
Cách 2: Bảo quản bằng cách ngâm nước
Trước tiên, hãy ngắt bớt phần rễ dài và rửa giá cho thật sạch, sau đó để chúng vào hộp thủy tinh.Tiếp đó, cho nước sạch vào hộp, để lượng nước cao gần ngập giá và đậy nắp hộp lại cho chặt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với cách làm này, bạn có thể bảo quản giá trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên , nếu thay nước hàng ngày thì thời gian có thể lâu hơn.
Cách 3: Bảo quản với khăn vải
Bạn cần để giá đỗ khô và sạch dễ, túi vải sử dụng là loại vải mỏng, bạn nên ưu tiên sử dụng vải xô. Bạn chỉ cần cho giá đỗ vào vải, bọc lại rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh hay những nới thoáng mát. Cách này sẽ giúp giá đỗ luôn tươi ngon, không bị thâm, hạn chế ủng nước rất tốt đấy.
Trên đây là giải đáp một vài thắc mắc trong quá trình làm giá đỗ tại nhà. Bên cạnh cách làm giá đỗ truyền thống, các bạn có thể tham khảo một số loại máy làm giá đỗ chuyên dụng để giảm thiểu thời gian, công sức chăm sóc đồng thời không gặp phải những rủi ro như bên trên.