Nhiệt miệng là một dạng bệnh lý tự miễn của cơ thể và cho đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác. Có thể dễ dàng nhận thấy với những vết viêm đỏ bên trong miệng. Bệnh khiến cho người bệnh khó ăn uống, mệt mỏi, đau nhức. Hãy áp dụng những cách chữa nhiệt miệng đơn giản để bạn có thể cải thiện bệnh hiệu quả.
Đôi nét về bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, vào bất cứ thời điểm nào. Bệnh không có ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống và giao tiếp. Tình trạng này thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, có thể kéo dài lâu hơn tùy thể trạng.
Biểu hiện bệnh rất dễ nhận thấy khi trong khoang miệng xuất hiện những nốt vàng, trắng nổi lên, sau đó loét ra, vùng xung quanh viền đỏ, gây vướng víu và đau rát. Những vết loét này có thể xuất hiện ở lưỡi, dưới lưỡi, bên trong má, nướu…
Bệnh không lây ra những vùng khác trong khoang miệng, không ăn sâu vào bên trong mô. Tuy nhiên, khi ăn uống những đồ ăn có vị chua, cay, nóng, khiến tăng cảm giác rát, đau đớn. Vậy nên cần áp dụng những cách chữa nhiệt miệng tại nhà để cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt miệng?
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng, điển hình là do:
- Chức năng gan kém: Gan là cơ quan đóng vai trò lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, mộ khi chức năng của cơ quan này kém đi, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể dễ tích tụ các độc tố, những chất này có thể đọng lại bên trong khoang miệng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn hình thành vết loét.
- Hệ miễn dịch kém: Nếu như hệ miễn dịch suy kém, không có khả năng để chống chọi lại những tác nhân từ bên ngoài tấn công, những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng sinh sôi, nảy nở và tạo thành các vết loét bên trong cơ thể.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Nếu như cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như B9, B12, C hoặc là các khoáng chất khác như Fe, Zn, axit folic… cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh nhiệt miệng.
- Tổn thương miệng: Do một số hoạt động khác nhau khiến cho vùng khoang miệng bị tổn thương, hình thành nên các vết loét tại đây.
Những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng để kết thúc cảm giác khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt, bạn nên áp dụng các phương pháp sau đây:
Dùng nước muối sinh lý
Để giảm thời gian nhiệt miệng và giúp cho vết thương nhanh chóng lành lại, cách chữa nhiệt miệng hiệu quả là áp dụng súc miệng với nước muối sinh lý thường xuyên, rất hiệu quả. Ban đầu, khi dùng nước muối sinh lý bạn sẽ có cảm giác đau rát, tuy nhiên cảm giác khó chịu này chỉ khoảng một lúc.
Bạn nên dùng nước muối ngay khi có những triệu chứng xuất hiện, trong nước muối có chứa nhiều hoạt chất sát khuẩn, làm sạch khoang miệng nhanh chóng, từ đó giảm viêm hiệu quả hơn. Bạn có thể mua nước muối từ hiệu thuốc tây hoặc tự pha tại nhà rất đơn giản, chỉ cần 5g muối sạch cùng với 230ml nước. Nên chia đều và dùng nhiều lần trong ngày để cải thiện nhanh chóng.
Cách chữa nhiệt miệng từ dầu dừa
Trong dầu dừa có acid lauric tự nhiên, vậy nên có khả năng kháng khuẩn và chữa nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả. Khi nhận thấy những vết loét trong khoang miệng, bạn có thể bôi dầu dừa lên vết thương để vết sưng viêm nhanh chóng giảm bớt, miệng vết loét nhanh chóng khép lại. Lấy lượng dầu dừa phù hợp, thoa phủ lên miệng vết loét vài lần trong ngày. Hạn chế tiết nước bọt sau và nuốt xuống sau khi bôi để dầu dừa lưu lại và có thời gian để phát huy tác dụng.
Dùng trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ nổi tiếng với công dụng trị mất ngủ mà còn là cách chữa nhiệt miệng cực hiệu quả. Với mùi hương tự nhiên, cùng với đó là vị thanh, ngon, nên đây là phương thuốc tự nhiên được ứng dụng và yêu thích sử dụng tại nhiều nơi.
Theo các nghiên cứu, trong trà cúc La Mã giúp giảm đau nhanh, hiệu quả, có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng. Đặc biệt 2 hoạt chất trong loại trà này là Levomenol và azulene, chống viêm và kháng khuẩn nên hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng. Bạn chỉ cần dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết nhiệt miệng, hoặc dùng trà hoa cúc súc miệng đều đặn hàng ngày.
Dùng mật ong – Cách chữa nhiệt miệng
Nếu như bạn không thích dùng nước muối, bạn có thể dùng mật ong để chữa bệnh nhiệt miệng, đây cũng là cách làm hiệu quả. Đặc biệt là trẻ nhỏ, tính ngọt, dễ chịu sẽ giúp các “bé” hợp tác cùng mẹ. Trong mật ong có tính chất kháng khuẩn, đặc biệt có tính chất chống viêm, được dùng trong nhiều phương thuốc dân gian, đặc biệt là chữa nhiệt miệng.
Trong nhiều nghiên cứu, dùng mật ong có thể giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng sưng đỏ, giảm đau hiệu quả. Cách chữa nhiệt miệng này còn giúp nhanh chóng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ cấp gây ra bởi nhiệt miệng. Bạn chủ cần dùng mật ong nguyên chất rồi đem thoa đều lên vùng bị nhiệt, duy trì phương pháp này bạn sẽ nhận thấy các vết sưng dần xẹp xuống, giảm đau.
Dùng nước súc miệng chuyên dụng
Nước súc miệng chuyên khoa với nhiều thành phần, công thức có khả năng giảm tình trạng nhiễm trùng hiệu quả, những vết nhiệt miệng giảm nhanh chóng. Những vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được điều trị, đồng thời giúp khoang miệng được làm sạch nhanh chóng, ngăn ngừa tái phát. Bạn có thể pha loãng nước súc miệng theo hướng dẫn nhà sản xuất, dùng súc miệng từ 2-3 lần, khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Dùng sữa chua
Cách chữa nhiệt miệng vô cùng đơn giản từ sữa chua, bạn có thể dễ dàng áp dụng. Bởi trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn là Lactobacillus. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do một số dòng vi khuẩn HP gây nên, nếu như loại bỏ, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của chúng sẽ giúp bệnh thuyên giảm. Vậy nên, bạn có thể dùng sữa chua hàng ngày để cân bằng vi sinh, hơn nữa cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin
Để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng và đẩy lùi nhiều bệnh khác, cách chữa nhiệt miệng tốt nhất chính là nên kết hợp với các phương pháp khoa học để nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể bổ sung thêm một số loại vitamin tốt cho cơ thể như:
- Vitamin B: Bổ sung từ sữa gạo, trứng cá, sữa đậu vào trong chế độ ăn của bạn.
- Axit folic: Bạn có thể bổ sung thêm vào bữa ăn từ rau chân vịt, cải xanh…
- Chứa sắt: Có nhiều trong hàu, gan gà, ngũ cốc, trứng,…
- Nước dừa: Có tác dụng làm dịu viêm, các vết nhiễm trùng nhanh chóng.
Cách chữa nhiệt miệng từ Baking soda
Dùng baking soda là một trong những phương pháp có khả năng để chữa nhiệt miệng hiệu quả. Loại muối này có khả năng giảm độ pH, tiêu viêm trong miệng nhanh chóng. Cách thực hiện dễ dàng tại nhà, bạn chỉ cần hòa tan 5g NaHCO3 cùng với 230ml nước.
Sau đó, súc miệng với dung dịch trong 15 – 30 giây để đạt hiệu quả tốt nhất. Thực hiện đều đặn đến khi các vết loét giảm sưng đau và liền lại.
Xem thêm:
- Cách chữa đau răng hiệu quả bằng nguyên liệu sẵn có tại nhà
- Cách chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả cho bạn tham khảo
Với những thông tin trên đây, bạn đã có cho mình nhiều kiến thức về cách chữa nhiệt miệng đem đến hiệu quả cao. Hãy nhanh chóng áp dụng để cải thiện các vết loét, giúp cho vết thương nhanh chóng lành lại để bạn sinh hoạt bình thường.